Hàng ngày có không ít các doanh nghiệp mới ra đời, việc đối mặt với các doanh nghiệp cùng ngành để chiếm lĩnh thị trường là việc bất kì doanh nghiệp lớn nhỏ nào cũng sẽ phải gặp. Việc phân tích chi tiết đối thủ cạnh tranh để tìm ra lợi thế cho doanh nghiệp là điều rất cần thiết.
Nhưng việc phân tích các đối thủ cạnh tranh không chỉ là theo dõi và bắt chước các đối thủ của mình, bạn cần phải có các chiến lược rõ ràng để đảm bảo rằng bạn đang liên tục giám sát đối thủ và liên tục cập nhật những thay đổi của họ. Vậy phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh thế nào mới hiệu quả? Hãy cùng MKTShare giải đáp qua bài viết sau nhé!
Phân tích đối thủ cạnh tranh là gì?
Phân tích hay còn gọi là nghiên cứu đối thủ cạnh tranh, tiếng anh là competitor analysis, là quá trình xác định các doanh nghiệp trong thị trường tương tự với doanh nghiệp bạn. Với mục đích tìm hiểu về chiến lược kinh doanh, điểm mạnh, điểm yếu và sản phẩm/dịch vụ của họ. Từ đó, xem xét và đánh giá những đối thủ đó dựa trên một tập hợp các tiêu chí kinh doanh được xác định trước, để đưa ra một chiến lược phù hợp cho hoạt động kinh doanh mà bạn đang hướng đến.
Để các phân tích đánh giá thực sự hữu ích và mang lại hiệu quả, điều quan trọng là bạn cần phải thực hiện những điều sau:
- Chọn đối thủ cạnh tranh phù hợp để phân tích
- Thu thập thông tin
- Nên phân tích những khía cạnh sẽ mang lại lợi ích và ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của đối thủ
- Hãy so sánh với doanh nghiệp của bạn
- Biết cách tận dụng những insight và đưa ra một chiến lược cho phù hợp với mô hình kinh doanh của bạn.
Việc phân tích đối thủ cạnh tranh không chỉ có thể giúp bạn nắm được cơ chế hoạt động của các đối thủ mà bạn còn nắm bắt được thêm thông tin về thị trường. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định cạnh tranh và xác định những cơ hội tiềm năng giúp bạn có thể giành được ưu thế so với đối thủ.
Kết quả của phân tích đối thủ cạnh tranh giúp các doanh nghiệp tăng cường độ tin cậy vào lợi thế cạnh tranh của mình và cải thiện chiến lược kinh doanh để tăng cường định vị của mình trong thị trường.
Theo Arthur Weiss, giám đốc điều hành Aware tại Anh:
“Cho dù bạn có muốn thừa nhận hay không, đối thủ cạnh tranh của bạn vẫn ở ngoài thị trường, và họ đang thèm khát khách hàng của bạn. Vì vậy, bạn cần phải dành thời gian và tiền bạc để theo dõi các đối thủ. Bằng cách theo dõi các đối thủ cạnh tranh đang làm gì, bạn có thể biết được hành vi của họ và dự đoán những gì họ sẽ làm tiếp theo. Sau đó, bạn có thể lập kế hoạch chiến lược để giữ chân khách hàng của mình khỏi sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh”.
Vai trò của việc phân tích đối thủ cạnh tranh
Đối với doanh nghiệp
- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tối ưu hoá các yếu tố đầu vào của sản xuất kinh doanh, phải triệt để, không ngừng sáng tạo, tìm tòi.
- Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải không ngừng đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nắm bắt thông tin kịp thời.
- Cạnh tranh quy định vị thế của doanh nghiệp trên thương trường thông qua những lợi thế mà doanh nghiệp đạt được nhiều hơn đối thủ cạnh tranh. Đồng thời cạnh tranh cũng là yếu tố làm tăng hoặc giảm uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
- Quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh tạo ra động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Đòi hỏi doanh nghiệp phải hiểu rõ hơn về thị trường, việc phân tích đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp hiểu rõ bao gồm kích thước, tốc độ tăng trưởng, những cơ hội và thách thức. Điều này giúp cho doanh nghiệp có thể điều chỉnh chiến lược kinh doanh để phù hợp nhất có thể với thị trường.
- Buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng được nhu cầu thường xuyên thay đổi của người tiêu dùng.
Đối với người tiêu dùng
Hàng hóa sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càng đẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội. Vì vậy, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh có các vai trò sau:
- Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp người tiêu dùng nắm được tất cả các sản phẩm/dịch vụ được cung cấp trên thị trường, đặc điểm của từng sản phẩm/dịch vụ đó và những lợi ích mà nó mang lại. Người tiêu dùng có thể thoải mái, dễ dàng trong việc lựa chọn các sản phẩm phù hợp với túi tiền và sở thích của mình.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp người tiêu dùng so sánh và đánh giá các sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể chọn được sản phẩm/dịch vụ phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Những lợi ích mà họ thu được từ hàng hóa ngày càng được nâng cao, thỏa mãn ngày càng tốt hơn các nhu cầu của họ nhờ các dịch vụ kèm theo được quan tâm nhiều hơn. Đó chính là những lợi ích mà người tiêu dùng có được từ việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
- Phân tích đối thủ cạnh tranh giúp người tiêu dùng biết được giá cả và chất lượng của các sản phẩm/dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, người tiêu dùng có thể đưa ra quyết định thông minh khi chọn mua sản phẩm/dịch vụ.
- Cạnh tranh mang đến cho người tiêu dùng ngày càng nhiều hơn chủng loại hàng hóa, đáp ứng ngày càng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, của người tiêu dùng. Không những thế, cạnh tranh đem lại cho người tiêu dùng sự thỏa mãn hơn nữa về nhu cầu.
Đối với nền kinh tế quốc dân
- Là động lực thúc đẩy sự phát triển của mọi thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường, góp phần xoá bỏ những độc quyền, bất hợp lý, bất bình đẳng trong kinh doanh.
- Cạnh tranh bảo đảm thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng xâu sắc.
- Thúc đẩy sự đa dạng hoá sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thích nhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượng đời sống xã hội và phát triển nền kinh tế.
- Làm nền kinh tế quốc dân vững mạnh, tạo khả năng cho doanh nghiệp vươn ra thị trường nước ngoài.
Giúp cho nền kinh tế có nhìn nhận đúng hơn về kinh tế thị trường, rút ra được những bài học thực tiễn bổ sung vào lý luận kinh tế thị trường của nước ta. - Cạnh tranh là điều kiện quan trọng để phát triển lực lượng sản xuất, đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày càng cao vào sản xuất, hiện đại hoá nền kinh tế xã hội.
Tuy nhiên không phải tất cả các mặt của cạnh tranh đều mang tính tích cực mà bản thân nó cũng phải thừa nhận các mặt tiêu cực như:
- Bị cuốn hút vào các mục tiêu cạnh tranh mà các doanh nghiệp đã không chú ý đến các vấn đề xung quanh như: xử lý chất thải, ô nhiễm môi trường và hàng loạt các vấn đề xã hội khác.
- Cạnh tranh có thể có xu hướng dẫn tới độc quyền.
- Cường độ cạnh tranh mạnh sẽ làm ngành yếu đi.
Tại sao cần phải phân tích đối thủ cạnh tranh?
Trước khi đi sâu vào cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh, hãy cùng MKTShare điểm qua 1 vài lợi ích đem lại cho doanh nghiệp nếu bạn thực hiện phân tích đối thủ cạnh tranh hiệu quả.
- Giúp bạn xác định được tuyên bố giá trị độc nhất (unique value proposition) của sản phẩm và những gì khiến các sản phẩm của bạn khác biệt so với các đối thủ. Điều này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho các hoạt động marketing trong tương lai.
- Giúp bạn biết được những đối thủ của mình đang thực hiện tốt những gì. Đây là những thông tin vô cùng quan trọng, giúp học hỏi được từ các kinh nghiệm của họ, cũng như đảm bảo rằng sản phẩm và các chiến dịch Marketing của bạn có thể vượt qua được ưu thế của thị trường.
- Thông qua đánh giá của người dùng biết được những thiếu sót trong các sản phẩm của đối thủ, và xem xét cách mà bạn có thể thêm những tính năng này vào các sản phẩm của bạn để đáp ứng được những tính năng đó.
- Giúp bạn cảm nhận được phản ứng của đối thủ khi bạn ra mắt sản phẩm mới hoặc có chiến lược về giá mới.
- Cung cấp cho bạn một tiêu chuẩn để bạn đo lường sự phát triển của chính doanh nghiệp của bạn
- Khám phá ra những phân khúc thị trường mới mà những đối thủ của bạn chưa nhắm đến.
- Giúp doanh nghiệp hiểu rõ thị trường hơn: Tăng hiểu biết về thị trường hơn: Đối với trường hợp đối thủ là người đi trước, có những thành công và dấu ấn nhất định, phân tích đối thủ sẽ giúp bạn hiểu rõ hành vi mua hàng của nhóm khách hàng mục tiêu.
- Bên cạnh đó, còn nắm bắt tạo ra xu hướng vì khả năng xác định và đón đầu xu hướng là lợi thế trong việc cạnh tranh
- Nâng cao trình độ tiếp thị: Nghiên cứu cạnh tranh có thể giúp bạn hiểu hành vi của khách hàng tốt hơn và cung cấp cái nhìn sâu hơn về chiến lược của đối thủ cạnh tranh của bạn. Bạn có thể điều chỉnh cách tiếp cận của mình cho phù hợp và giành được những khách hàng đã mất và thêm những khách hàng mới hơn.
- Tìm ra được khoảng trống để nhảy vào: Dữ liệu nghiên cứu cạnh tranh có thể giúp bạn xác định những khoảng trống trên thị trường, chẳng hạn như một số địa điểm tiềm năng mà chưa có đối thủ nào quan tâm đến. Bạn có thể tận dụng cơ hội, lấp đầy khoảng trống và do đó khám phá thị trường mới cho thương hiệu của bạn.
- Biết được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ: Khi biết được điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ ta sẽ xác định được cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp phải đổi mặt sau đó hình thành năng lực khác biệt riêng của doanh nghiệp. Cuối cùng là xây dưng các chiến lược phù hợp dựa trên điểm yếu của đối thủ để dễ dàng vượt mặt hơn
Xác định đối thủ cạnh tranh của bạn là ai và biết họ đang làm gì để giữ cho doanh nghiệp của họ đi đúng hướng là điều quan trọng đối với doanh nghiệp của bạn. Điều quan trọng không kém là phải biết những chiến lược mà họ đang sử dụng hiện tại và những chiến thuật kinh doanh mà họ có khả năng sẽ sử dụng trong tương lai để bắt kịp với bối cảnh và động lực thị trường luôn thay đổi.
Các loại hình cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Trong nền kinh tế thị trường, có nhiều loại hình cạnh tranh khác nhau. Dưới đây là một số loại hình cạnh tranh phổ biến:
Cạnh tranh nhãn hiệu
Doanh nghiệp có thể xem những doanh nghiệp khác có bán sản phẩm và dịch vụ tương tự cho cùng một số khách hàng với giá bán tương tự là các đối thủ cạnh tranh của mình.
Cạnh tranh ngành
Doanh nghiệp có thể xem một cách rộng hơn tất cả những doanh nghiệp cùng sản xuất một loại hay một lớp sản phẩm đều là đối thủ cạnh tranh của mình.
Cạnh tranh công dụng
Doanh nghiệp có thể xem một cách rộng hơn nữa là tất cả những doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm thực hiện cùng một dịch vụ là đối tượng cạnh tranh của mình.
Cạnh tranh hoàn hảo
Đây là loại hình cạnh tranh mà có nhiều nhà sản xuất cung cấp sản phẩm tương đương, không ai có khả năng kiểm soát giá cả hoặc thị phần. Nhà sản xuất phải chấp nhận giá cả thị trường, không có sự khác biệt giữa sản phẩm và dịch vụ của các nhà sản xuất khác.
Cạnh tranh không hoàn hảo
Đây là loại hình cạnh tranh khi có ít hơn các nhà sản xuất cung cấp sản phẩm tương đương và họ có khả năng kiểm soát giá cả và/hoặc thị phần. Các loại hình cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm:
- Monopoly: khi chỉ có một nhà sản xuất cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ trong thị trường.
- Oligopoly: khi có một vài nhà sản xuất cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ và họ có khả năng kiểm soát giá cả hoặc thị phần.
- Monopolistic competition: khi có nhiều nhà sản xuất cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự nhau nhưng có sự khác biệt nhỏ về chất lượng hoặc thương hiệu.
Để cụ thể hơn, ta có thể phân biệt thành năm kiểu cơ cấu ngành căn cứ vào số lượng người bán và sản phẩm đồng nhất hay rất khác biệt như sau:
+Độc quyền hoàn toàn:Độc quyền hoành toàn tồn tại khi chỉ có một doanh nghiệp duy nhất cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ nhất định trong một nước hay một khu vực nhất định.
+Nhóm độc quyền hoàn toàn:Gồm một vài doanh nghiệp sản xuất phần lớn một loại sản phẩm (ví dụ: dầu mỏ, thép…).
+Nhóm độc quyền có khác biệt:Gồm một vài doanh nghiẹp sản xuất ra những sản phẩm có khác nhau một phần (ví dụ: ô tô, xe máy…).
+Cạnh tranh độc quyền:Gồm nhiều đối thủ cạnh tranh có khả năng tạo ra những điểm khác biệt cho toàn bộ hay một phần sản phẩm của mình (ví dụ: nhà hàng, khách sạn…).
+Cạnh tranh hoàn hảo:Gồm nhiều đối thủ cạnh tranh cùng cung ứng một loại sản phẩm và dịch vụ (ví dụ: thị trường chứng khoán, thị trường hàng hoá…).
Có những loại đối thủ cạnh tranh nào?
Khi đã hiểu rõ khái niệm của đối thủ cạnh tranh thì thiết nghĩ việc nhận diện như thế nào là đối thủ cạnh tranh thì quá đơn giản với bạn rồi. Thế nhưng đôi khi không phải bạn cứ nhận diện được đối thủ của mình là ai, cần thiết hơn là việc phân loại họ để đưa ra những chiến lược cạnh tranh phù hợp. Thông thường, sẽ có 3 loại đối thủ cạnh tranh tồn tại trên thị trường đó là đối thủ trực tiếp, đối thủ gián tiếp và đối thủ tiềm năng.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp chính là những doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng, có cùng giá bán ra thị trường và có cùng năng lực cạnh tranh như nhau.
Ví dụ: Cùng là một dòng sản phẩm nước ngọt có ga, cả Cocacola và Pepsi đều tung ra loại nước uống tương tự nhau về hình dáng, màu sắc, mức giá. Ở giai đoạn trước đây, nếu không có tem và nhãn mác thì người tiêu dùng khó có thể phân biệt đâu là nước Coca còn đâu là Pepsi.
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp được hiểu là những đơn vị kinh doanh mặc dù không có cùng sản phẩm nhưng lại hướng tới phân khúc thị trường giống nhau.
Ví dụ:Xe khách và máy bay. Dù không cùng một loại phương tiện di chuyển thế nhưng rõ ràng đây cũng được coi là đối thủ cạnh tranh bởi vì họ phải tìm cách để thu hút đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ của mình nhiều hơn. Và một khi khách hàng đã lựa chọn đi máy bay vì nhanh hơn, thuận tiện hơn thì đương nhiên lượng người đi xe khách sẽ giảm xuống.
Hoặc chúng ta sẽ cùng so sánh giữa quạt điều hoà và điều hoà nhiệt độ để thấy rõ chúng có đang cạnh tranh nhau hay không. Đây là 2 loại sản phẩm khác nhau, chúng có thể thay thế nhau trong nhiều trường hợp cụ thể. Nếu như các hãng điều hoà không có đa dạng mẫu mã, kiểu dáng và giá cả phù hợp thì chắc chắn lượng lớn khách hàng của bạn sẽ chuyển sang dùng quạt điều hoà để thay thế sản phẩm của bạn. Lý do là vì quạt điều hoà cùng có tác dụng làm mát không khí, đem lại cảm giác dễ chịu cho người sử dụng ngoài ra nó còn có thể di chuyển đến những nơi mà người dùng mong muốn một cách dễ dàng trong khi điều hoà thì chỉ đứng im một chỗ. Vậy rõ ràng nếu như lượng khách hàng mua quạt điều hoà thì đơn vị kinh doanh điều hoà sẽ giảm đi lượng khách đáng kể.
Đối thủ cạnh tranh tiềm năng
Dựa vào cái tên là ta có thể hình dung phần nào về loại đối thủ cạnh tranh này rồi. Đây chính xác là những đối thủ chưa lộ diện, ở thời điểm hiện tại thì có thể họ chưa xuất hiện nhưng trong tương lai thì có.
Vậy nên để không bị rơi vào thế bị động, tốt hơn hết là doanh nghiệp hãy cứ làm tốt vai trò của mình trong từng khoảnh khắc. Luôn có những phương án đề phòng một đối thủ đáng gờm mới sẽ xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào.
Cách phân tích đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh?
- Xác định ngành – phạm vi quy mô và tính chất của ngành.
- Xác định đối thủ cạnh tranh của bạn là ai.
- Xác định khách hàng của bạn là ai và họ mong đợi những lợi ích gì?
- Xác định các điểm mạnh chính của bạn.
- Xếp hạng các yếu tố thành công chính bằng cách cho từng trọng số một.
Xác định ngành, phạm vi quy mô và tính chất doanh nghiệp hướng đến
Xác định các đối thủ cạnh tranh của bạn là ai
- Direct Competitors
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp là những công ty cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm giống như bạn trong cùng khu vực địa lý, nhắm đến cùng một đối tượng và phục vụ cùng một nhu cầu.
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp thường là trọng tâm của phân tích đối thủ cạnh tranh. Nếu bạn đang xây dựng một công cụ trò chuyện, đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn sẽ là các công ty như Slack, HipChat và Campfire.
Tại thị trường trong nước, chúng ta cũng có thể kể đến các đối thủ cạnh tranh trực tiếp như Tường An và Meizan. Đây là 2 nhà sản xuất bơ thực vật cùng tương đương về khối lượng đóng gói, mức giá, kênh phân phối sản phẩm tại Việt Nam.
Ở lĩnh vực phần mềm quản trị nhân sự, chúng ta cũng có thể kể đến sự đối đầu, cạnh tranh của các nhà cung cấp như FPT, Tinh Vân, VnResource…
- Indirect Competitors
Đối thủ cạnh tranh gián tiếp là đối thủ cung cấp các sản phẩm không giống nhau nhưng có thể đáp ứng cùng một nhu cầu của khách hàng hoặc giải quyết cùng một vấn đề.
Nếu bạn đang xây dựng một công cụ trò chuyện, các đối thủ cạnh tranh gián tiếp sẽ bao gồm email, Facebook Groups và các công ty tiềm năng như Skype hoặc Trello.
Ví dụ: Trên cùng một khu phố, 2 nhà hàng món ăn Việt sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nhau. Còn nhà hàng món ăn Âu sẽ là đối thủ cạnh tranh gián tiếp của 2 nhà hàng món ăn Việt.
Tmakerting mách: Bạn có thể xác định cạnh tranh trực tiếp và gián tiếp bằng cách tìm kiếm các từ khóa cụ thể trong Google hoặc bằng cách sử dụng Trình khám phá từ khóa của Google. Sau đó, đào sâu hơn. Đến những nơi mà người dùng đang dành thời gian như Facebook hoặc Linkedin và nói chuyện trực tiếp với họ.
Sau khi bạn đã xác định được các đối thủ của mình, bạn cần phải xây dựng hồ sơ của những đối thủ lớn và trực tiếp của mình. Những hồ sơ này sẽ cho bạn một mô tả chi tiết về nền tảng, tài chính, sản phẩm, thị trường, cơ sở vật chất, nhân viên và các chiến lược của đối thủ. Nó sẽ bao gồm:
- Lý lịch:
– Địa chỉ văn phòng, nhà máy và các hình thức hiện diện online (Website. Fanpage)
– Lịch sử – Đặc điểm chính, ngày tháng quan trọng, các sự kiện và xu hướng
– Chủ sở hữu, ban quản trị và cơ cấu tổ chức
- Tài chính:
– Tỉ trọng P-E, chính sách trả cổ tức, và lợi nhuận
– Các tỉ lệ tài chính
– Phát triển lợi nhuận như thế nào và phương pháp
- Sản phẩm:
– Dòng sản phẩm và tỉ trọng các sản phẩm
– Các cải tiến của sản phẩm mới, tỉ lệ thành công của sản phẩm mới, ưu thế R&D
– Thương hiệu, ưu thế của thương hiệu, sự trung thành dành cho thương hiệu hiệu và độ nhận thức thương hiệu
- Marketing:
– Phân khúc thị trường, thị phần, nền tảng khách hàng, tỉ lệ tăng trưởng và sự trung thành của khách hàng
– Promotional mix, ngân sách quảng bá, chủ đề quảng cáo, agency quảng cáo, tỉ lệ chốt sale,
– Các kênh phân phối, các thỏa thuận, đối tác và độ bao phủ địa lý
– Giá, cả, các chương giảm giá, và trợ cấp
- Nhân viên:
– Số lượng nhân viên, các nhân viên nòng cốt và các kỹ năng cần có
– Khả năng quản lý và phong cách quản lý
– Lương thưởng, tỉ lệ thôi việc
- Các chiến lược của tổ chức và các chiến lược marketing
– Mục tiêu, tầm nhìn, kế hoạch phát triển, thành tựu
– Các chiến lược marketing
Xác định những chiến thuật và điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh
Điểm mạnh ở đây có thể là sản phẩm, giá cả, công nghệ.
Tìm hiểu xem đối thủ cạnh tranh của bạn sử dụng công nghệ nào. Việc này sẽ giúp doanh nghiệp của bạn tránh lãng phí và đầu tư hiệu quả hơn, từ đó, tăng năng suất và hiệu quả công việc.
Ví dụ như, trong lúc phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn có thấy nhiều đánh giá tích cực về dịch vụ khách hàng của họ. Và bạn biết được rằng các đối thủ của mình đang sử dụng các công cụ, phần mềm dịch vụ khách hàng mà bạn chưa từng sử dụng. Thông tin này sẽ giúp bạn giành được ưu thế trong các quy trình hoạt động so với đối thủ cạnh tranh.
Để biết được các đối thủ của bạn đang sử dụng công cụ hay phần mềm bổ trợ gì, bạn có thể copy URL của đối thủ vào Built With, đây là một công cụ hiệu quả giúp bạn biết được các đối thủ của bạn đang sử dụng những công nghệ nào, plugin nào, v.v từ các hệ thống phân tích cho đến CRM.
Phân tích hoạt động Marketing của đối thủ cạnh tranh
- Phân tích sản phẩm của đối thủ cạnh tranh
- Technology – loại công nghệ nào được sử dụng để tạo nên sản phẩm?
- Perks – họ có tặng free thứ gì không, ví dụ như ebooks hoặc webinars? họ có offer khuyến mãi, giảm giá không?
- Core selling point – họ đang nhắm tới ai?
- Một bản phân tích chi tiết về sản phẩm sẽ giúp bạn xác định được những ưu điểm, lợi thế mà đối thủ bạn đang rao bán và dựa vào đó tạo lợi thế cho mình. Có thể bạn cũng sẽ tặng kèm những khóa webinars hấp dẫn? liệu bạn có nên offer free trial?
Tìm kiếm cả những hệ thống affiliate của đối thủ vì nhờ kiểu chương trình này mà brand awareness được lan tỏa rộng rãi đồng thời gia tăng doanh thu.
Đặc biệt đối với công ty có sản phẩm công nghệ thì có thể tìm hiểu thêm về công nghệ họ sử dụng bằng hai cách. Một là sử dụng các trang web mà nói về những loại công nghệ nào tạo nên sản phẩm như web BuiltWith. Hai là nhìn vào danh sách nhân sự và công việc họ làm. Thường là các công ty khi tuyển nhân sự mới sẽ ghi ra các yêu cầu cũng như loại công việc sẽ làm như ngôn ngữ lập trình, email marketing, hệ thống phân tích dữ liệu, …
- Phân tích cách các đối thủ cạnh tranh của bạn tiếp thị sản phẩm của họ.
Bạn sẽ cần phải phân tích các dòng sản phẩm của họ và chất lượng của sản phẩm/dịch vụ mà họ đang sản xuất.
Ngoài ra, bạn cũng cần phải quan tâm đến giá cả và các chương trình khuyến mãi mà họ đưa ra cho các khách hàng.
Để đánh giá các nỗ lực marketing của các đối thủ, bạn có thể phân tích website của chính công ty của họ.
- Nghiên cứu chiến lược nội dung của đối thủ cạnh tranh của bạn.
Để làm được điều đó, bạn nên lưu ý vào số lượng của những yếu tố sau.
Họ có hàng trăm các bài blog, hay chỉ vài bài blog cơ bản? Fanpage của họ có nhiều bài viết không?
Sau đó là tần suất ra nội dung. Họ có xuất bản nội dung liên tục, mỗi tuần hay mỗi tháng? Có thường xuyên xuất bản case study và ebook hay các trải nghiệm thực sự từ chính các khách hàng không?
Kế đó, bạn nên bắt đầu đánh giá các nội dung của họ. Nếu như họ có rất nhiều bài blog, nhưng chất lượng của từng bài blog lại không có, thì các khách hàng mục tiêu cũng sẽ không có thêm bất cứ giá trị nào.
Sau đó, bạn cần xem xét vào các hình ảnh mà các đối thủ đang sử dụng, họ sử dụng hình ảnh bản quyền, hay có sử dụng câu từ hoặc CTA trên ảnh không?
Sau khi bạn đã hiểu được chi tiết các chiến lược nội dung của đối thủ, bạn cần phải đánh giá xem liệu các chiến lược này có đang hiệu quả.
Lưu ý:Bạn cũng cần nghiên cứu về cách đối thủ của bạn đang làm SEO như thế nào
Khi đánh giá về SEO của đối thủ thì ta cần chia thành hai nhóm chính:
Cấu trúc của content
Đầu tiên là xem những content họ làm có cấu trúc như thế nào, họ có sử dụng các thành tố tương tác như mục lục? Họ có sử dụng nền màu cho text? Họ đặt headings như thế nào? … Những yếu tố này có vẻ vụn vặt nhưng tất cả cộng hưởng lại sẽ tạo nên tác động tích cực tới website cũng như định vị thương hiệu.
Keyword
Nhắc đến SEO thì không thể không nhắc đến từ khóa – keyword. Bạn có thể tìm hiểu xem đối thủ đang sử dụng những loại từ khóa nào và họ đang xếp hạng bao nhiêu với từ khóa đó để ta có thể khai thác và lên chiến lược phù hợp để vượt họ với những từ khóa thích hợp, có lợi thế cho doanh nghiệp.
Ngoài ra ta có thể tìm hiểu thêm về các vấn đề khác trong làm SEO của đối thủ cạnh tranh như phân tích backlinks, domain, nội dung content, …
- Phân tích mức độ tương tác trên nội dung của đối thủ cạnh tranh của bạn
Để biết được độ tương tác của người xem đến các nội dung của đối thủ, bạn cần phải xem cách mà các khách hàng mục tiêu phản hồi với những bài đăng của đối thủ cạnh tranh của bạn.
Kiểm tra số lượng comment, share và like trên các nội dung của đối thủ, và xem rằng liệu:
- Có chủ đề nào có lượt tương tác cao hơn những chủ đề khác không
- Các bình luận có tiêu cực, tích cực hay cả hai
- Người đọc có phản hồi tích cực trên các cập nhật của Facebook về nội dung cụ thể nào không
Đừng quên lưu ý lại nếu như các đối thủ của bạn chia danh mục các nội dung của họ dựa trên tag, và liệu họ có thêm và các kênh truyền thông social của mình trên các nội dung không. Đây đều là những hoạt động giúp tăng tương tác cho những nội dung của đối thủ
- Quan sát cách đối thủ cạnh tranh của bạn quảng bá nội dung tiếp thị.
- Độ phân bố của keyword
- Cách tối ưu hình ảnh
- Cách sử dụng internal link
Các câu hỏi dưới đây có thể giúp bạn tập trung vào những yếu tố cần thiết nhất:
- Họ có đang sử dụng keyword nào mà bạn chưa sử dụng không?
- Các nền tảng social media nào mà các đối tượng mục tiêu của bạn đang sử dụng và ưa thích.
- Traffic đến các website của đối thủ bao gồm những ai?
- Xem xét sự hiện diện trên mạng xã hội, chiến lược và nền tảng truy cập của đối thủ cạnh tranh.
Làm cách nào mà các đối thủ của bạn tăng độ tương tác đối với thương hiệu của họ thông qua các kênh truyền thông xã hội.
Nếu như các đối thủ của bạn đang sử dụng những mạng xã hội mà bạn chưa tham gia, bạn có thể tìm hiểu thêm về nền tảng đó để phát triển doanh nghiệp của mình.
Để biết được liệu các nền tảng truyền thông xã hội đó có xứng đáng đến đầu tư hay không, hãy tham khảo tỉ lệ tương tác của đối thủ trên các trang đó.
Một số nền tảng phổ biến hiện nay là: Facebook, Twitter, Instagram, Snapchat, LinkedIn, YouTube, Pinterest
Sau đó bạn cần phải tìm hiểu về:
- Số lượng fan, người theo dõi
- Tần suất đăng bài
- Độ tương tác
Để phân tích các đối thủ cạnh tranh, bạn cũng cần phải phân tích về chiến lược content marketing của đối thủ.
- Họ đang đăng những loại nội dung nào? Có hướng người dùng đến landing page không, có nhằm mục đích tìm kiếm khách hàng tiềm năng không?
- Các content này có “chính chủ” không? Hay được lấy từ những nguồn nào.
- Cách mà các đối thủ của ban tương tác với những người xem? Tần suất người theo dõi tương tác với các bài viết
- Thực hiện Phân tích SWOT để tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của đổi thủ cạnh tranh.
Trong lúc bạn đánh giá mỗi yếu tố trong việc phân tích các đối thủ cạnh tranh (doanh nghiệp, doanh thu và marketing), bạn cũng đừng quên thực hiện các phân tích SWOT về các đối thủ kinh doanh của mình.
Bạn có thể bắt đầu từ một số câu hỏi như:
- Những gì mà các đối thủ của bạn đang làm tốt? (Sản phẩm, content marketing, social media,…)
- Những ưu thế của đối thủ so với doanh nghiệp của bạn
- Nhược điểm của các đối thủ
- Ưu thế của doanh nghiệp bạn so với đối thủ
- Ở mảng nào mà bạn xem các đối thủ của mình là một mối nguy cơ
- Có cơ hội nào trong thị trường mà các đối thủ của bạn đã xác định được
Từ đó, bạn sẽ có thể so sánh các yếu điểm của đối thủ so với các điểm mạnh của mình, và ngược lại. Nhờ vậy mà bạn sẽ không chỉ có thể nâng tầm vị thế của công ty, mà còn khám phá ra được những khu vực mới giúp cải thiện chính thương hiệu của mình.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo các mô hình để phân tích đối thủ cạnh tranh như:
- Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter: là mô hình giúp đánh giá, phân tích 5 lực lượng khác nhau có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp như quyền lực thương lượng của khách hàng, mức độ cạnh tranh trong ngành, quyền lực thương lượng của nhà cung ứng, đe dọa của sản phẩm thay thế và đe dọa gia nhập mới.
- Ma trận hình ảnh cạnh tranh CPM: là một mô hình giúp xác định các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp và so sánh các điểm mạnh/ điểm yếu của chính doanh nghiệp đó với đối thủ cạnh tranh để đưa ra các chiến lược marketing phù hợp.
- Mô hình đa giác cạnh tranh: Mô hình đa giác cạnh tranh là mô hình gồm có nhiều yếu tố cạnh tranh dưới đồ thị dạng đa giác để mô tả khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp trong mối tương quan với các đối thủ.
- Phân tích nhóm chiến lược: là khung phân tích cho phép doanh nghiệp phân tích các đối thủ cạnh tranh theo từng cụm
Các công cụ phân tích đối thủ cạnh tranh trong marketing hiệu quả
SimilarWeb
Đây là công cụ nghiên cứu đối thủ tối ưu được sử dụng rộng rãi trong việc phân tích đối thủ. Similarweb là một công cụ trực tuyến giúp bạn có thể phân tích được các nguồn truy cập “Nguồn Traffic” đến Website của bạn. Không chỉ phân tích website của bạn sở hữu điều đặc biệt là bạn còn có thể biết được lượng truy cập của đối thủ như: nguồn truy cập, số lượng truy cập, … một cách tương đối nhất.
Google Alert – Công cụ tốt nhất để kiểm soát lượng Mentions
Chắc chắn đây là công cụ quá đỗi quen thuộc với những chuyên gia về SEO bởi Google Alerts là nền tảng tìm kiếm sự thay đổi nội dung tốt nhất, được nghiên cứu phát triển bởi Google. Được phát hành vào năm 2013 và cho đến nay, công cụ vẫn phát triển mạnh mẽ và ngày càng hoàn thiện để khắc phục những điểm yếu của mình. Với những thế mạnh về kiểm tra lượng mention của từ khóa, kiểm soát lượng mention mạng xã hội, kiểm tra backlink của các đối thủ…
Google Analytics
Công cụ Google Analytics cho phép bạn tạo ra các bảng thống kê chi tiết về lượng khách đã viếng thăm một trang web bất kỳ. Công cụ này chính là giải pháp để các marketer nhìn nhận lại chính website của mình và phân tích website của đối thủ.
Bằng các kỹ thuật như hình dung kênh, thời gian khách hàng ở lại website, cung cấp thông tin nơi khách truy cập (mạng xã hội, quảng cáo, website),… Google Analytics có thể xác định được rằng website có đang làm việc hiệu quả hay không.
Alexa – Công cụ nghiên cứu đối thủ miễn phí
Công cụ này sẽ cho bạn thấy mức độ phổ biến của trang web của bạn, cung cấp những phân tích dữ liệu của trang web bạn kiểm tra trong ba tháng qua. Alexa giúp bạn đánh giá hiệu quả của trang web, xem mình có thực hiện được những mục tiêu đặt ra cho trang web hay không. Ngoài việc đánh giá trang web của mình, Alexa còn cho phép bạn đánh giá trang web của các đối thủ khác. Một số tính năng của công cụ này: Cải thiện SEO website, chọn từ khoá phù hợp, So sánh các thước đo lượng traffic khác nhau, tìm ra những ý tưởng mới để nâng cao lượng traffic, tìm những từ khoá đối thủ đang sử dụng.
Ahrefs
Đây là công cụ tuyệt vời trong việc phân tích website của đối thủ, đặc biệt hữu dụng cho hoạt động đẩy mạnh SEO của doanh nghiệp. Công cụ này mang lại những lợi ích sau đây:
- Thực hiện Audit Backlink: công cụ này phân tích backlink cực tốt. Từ việc sử dụng Ahrefs, bạn có thể tiến hành phân tích, đánh giá Audit link profile của đối thủ và từ đó tìm ra giải pháp SEO website phù hợp cho mình.
- Lấy link tiềm năng: Sau khi lấy được Audit link profile của đối thủ, bạn có thể nghiên cứu, thử nghiệm, tìm ra Backlink chất lượng từ đó đề ra chiến lược để lấy được những Backlink này từ những địa chỉ uy tín. Khi đã lấy được, cơ hội tăng vị trí, thứ hạng website của bạn sẽ cao hơn.
- Nghiên cứu từ khóa: Khi sử dụng Ahrefs search, bạn có thể nghiên cứu từ khóa tương tự như cách lấy từ khóa từ Google. Tuy nhiên, cách lấy từ khóa từ Ahrefs search phức tạp hơn từ Google nhưng lại được đánh giá cao về tính hiệu quả nhờ việc bạn có thể tham khảo từ khóa từ web của đối thủ bạn muốn.
- Phân tích từ khóa: Khi bạn tìm kiếm trên Google với từ khóa: “Ahrefs là gì” sẽ có xuất hiện cái tên Ahrefs Keywords Explorer ở bảng từ khóa liên quan. Không phải tự nhiên mà xuất hiện cái tên này. Ngoài việc có thể giúp bạn nghiên cứu và lấy các từ khóa từ web đối thủ, Ahrefs còn giúp bạn phân tích và lựa chọn một cách có chọn lọc những từ khóa có thứ hạng tìm kiếm cao, phù hợp với đối tượng và lĩnh vực được chọn, giúp tăng khả năng lên top.
- Theo dõi bộ key mà đối thủ sử dụng để tăng traffic website: công cụ này có khả năng giúp bạn tăng lượng traffic website. Việc theo dõi bộ từ khóa ở các website đối thủ của bạn sử dụng và tối ưu những từ khóa đó cho website của mình sẽ giúp bạn đạt được khả năng trên.
Ngoài ra công cụ này có liên kết được với Google Analytics Report hay Google Analytics E-commerce giúp bạn có thể phân tích được kỹ càng hơn được bất cứ website nào của đối thủ cạnh tranh.
Một số lưu ý cần biết khi nghiên cứu đối thủ cạnh tranh
Khi bạn bắt tay vào phân tích đối thủ cạnh tranh, bạn cần chú ý một số lưu ý sau:
- Phân tích đối thủ cạnh tranh không phải việc một sớm một chiều:Thông tin về đối thủ là tập hợp dữ liệu trong một khoảng thời gian dài, doanh nghiệp đối thủ cũng không ngừng phát triển. Vì vậy, việc thu thập dữ liệu là một quá trình liên tục — không phải việc bạn làm một lần rồi không bao giờ lặp lại.
- Lưu ý đến thời gian, thời điểm thực hiện phân tích:Khi xem xét dữ liệu của đối thủ cạnh tranh, hãy nhớ nghiên cứu xem các công ty đã phát triển và tiến bộ như thế nào theo thời gian thay vì xem xét các phương pháp tiếp cận của họ tại một thời điểm cố định duy nhất.
- Cần có định hướng ngay từ khi bắt đầu:Nếu bạn thiếu định hướng trong khi tập hợp các phân tích cạnh tranh của mình và không có mục tiêu cuối cùng rõ ràng, công việc sẽ khó khăn hơn rất nhiều do bạn phải loay hoay giữa tập hợp thông tin hỗn độn. Trước khi đi sâu vào nghiên cứu, hãy xác định mục tiêu của bạn và những gì bạn hy vọng sẽ tìm hiểu về đối thủ cạnh tranh của mình.
- Phân tích và ra quyết định dựa trên dữ liệu (bỏ qua các thành kiến cá nhân):Khi bạn phân tích cạnh tranh, điều quan trọng là phải nhận thức được các giả định ban đầu của bạn và kiểm tra kỹ lưỡng trên cơ sở dữ liệu thay vì dựa vào những gì bạn “nghĩ” là đúng về đối thủ cạnh tranh của mình.
- Đầu tư để có các thông tin chất lượng:Nếu bạn dám đầu tư để thu về những thông tin chất lượng thì sẽ giúp đơn giản hóa quá trình thu thập dữ liệu xung quanh phân tích cạnh tranh. Điều đó giúp bạn có thể đưa ra những kết luận chính xác và nhanh chóng dựa trên những thông tin xác thực.
Trước khi phân tích các đối thủ cạnh tranh, bạn cần phải hiểu về chính doanh nghiệp mình. Để làm được điều đó. Bạn cần phải có một cái nhìn khách quan về doanh nghiêp, doanh thu, và các hoạt động marketing thông qua các chỉ số mà bạn sử dụng để đánh giá các đối thủ.
Để làm được điều đó, bạn cần một công cụ giúp tổng hợp và hỗ trợ phân tích các số liệu, dữ liệu này một cách chính xác và tối ưu nhất.