Nội dung

1. Người bán hàng trên sàn TMĐT có phải nộp thuế không?

Theo thông tư 40/2021/TT-BTC hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế thu nhập cá nhân (TNCN) và quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, tại Điều 2 có quy định về đối tượng áp dụng cụ thể như sau:

1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả một số trường hợp sau:

a) Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;
b) Hoạt động đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp;
c) Hợp tác kinh doanh với tổ chức;
d) Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, thuế TNCN;
đ) Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam;

3. Cá nhân cho thuê tài sản;

4. Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;

5. Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân;

6. Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân;

7. Doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân trực tiếp ký hợp đồng đại lý bán đúng giá đối với xổ số, bảo hiểm, bán hàng đa cấp;

8. Cơ quan thuế, cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.

Như vậy, theo mục đ của Điều 2 người kinh doanh trên sàn TMĐT đều phải nộp thuế theo quy định.

2. Doanh thu sàn TMĐT dưới 100 triệu có cần nộp thuế không?

Cũng theo Điều 4 thông tư 40/2021/TT-BTC, người kinh doanh trên sàn TMĐT có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN.

3. Người bán có phải mở sao kê TKNH ra cho cơ quan Thuế kiểm tra không?

Về nguyên tắc là cán bộ cơ quan thuế sẽ hỏi bạn và khuyến khích bạn kê khai tất cả các nguồn doanh thu khi kinh doanh bao gồm cả trên sàn và các kênh khác. Trong 1 buổi sáng mình gặp một tình huống như này, mình có 2 ông bạn cùng lên Thuế nộp tiền VAT + TNCN khi kinh doanh trên Shopee và mỗi người kiểu:

Tình huống đầu: 1 bạn được hỏi và vận động kê khai doanh thu KDOL ở tất cả các kênh và bạn đã tự kê khai toàn bộ và nộp thuế đầy đủ. Như vậy là bạn không còn băn khoăn lo lắng gì nữa yên tâm kinh doanh vì đã hoàn thành xong nghĩa vụ thuế của mình.

Tình huống 2: 1 bạn được hỏi và bảo em đóng tài khoản ngân hàng đó lâu rồi nên cũng không nhớ đâu và cũng chỉ KD Shopee là chính thôi. Bạn xin phép được xử lý phần Thuế mà cán bộ đã có dữ liệu sẵn từ sàn năm 2018 – 2020 . Còn năm 2021 – 2022 bạn xin phép sẽ tự kê khai nộp sau. Còn dữ liệu các kênh khác thì nếu khi nào có giấy truy thu gửi về tiếp thì xác định nộp tiếp và chấp nhận bị phạt tiếp.

4. Bán hàng trên sàn có phải đăng ký kinh doanh?

Đã kinh doanh thì bạn phải có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kê khai nộp thuế trừ trường hợp kinh doanh nhỏ lẻ doanh thu < 100 triệu 1 năm thì chưa cần.
Đọc thêm quy định tại Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP Về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh.

thong nao ve thue san tmdt danh cho nguoi ban chi tiet tu a z YNFs8v0AH

Vậy bán hàng trên sàn mà không đăng ký kinh doanh thì sao?

Khi doanh thu của > 100 triệu / năm mà không đăng ký kinh doanh, không kê khai nộp thuế là bị xét vào tội trốn thuế nhà nước. Theo Điều 143 Luật Quản lý thuế 2019 quy định hành vi trốn thuế như sau: “Điều 143. Hành vi trốn thuế:

1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật này.”

Trốn thuế bị xử lý như thế nào?

Phạt tiền từ 1 – 3 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế cụ thể đọc thêm Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi trốn thuế:
Hành vi trên là tội nặng lắm nhé. Do đó nếu mà bạn đã đăng ký kinh doanh rồi, chỉ là kê khai thiếu doanh thu và thiếu thuế thôi thì sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. Nên nếu được thì nên nhanh chóng đi đăng ký kinh doanh hộ cá thể. Nếu bị gọi lên bạn cũng sẽ được yêu cầu buộc phải đăng ký kinh doanh để kê khai nộp thuế các năm về sau nữa.

5. Giờ nên ngồi chờ người ta gửi giấy về/ tự đi kê khai thuế

Khá chắc chắn là sàn Shopee đã gửi dữ liệu cho TCT rồi vì đã có rất nhiều người được gọi, còn bao giờ tới lượt mình thì cứ bình tĩnh ngồi chờ nếu muốn. Vì cán bộ thuế chỉ có hạn, mà shop thì nhiều nên phải từ từ chứ không nhanh được.

thong nao ve thue san tmdt danh cho nguoi ban chi tiet tu a z oL5baTGgV

Nếu bạn muốn tự đi kê khai thì cũng đơn giản . Ra chi cục thuế gần nhất báo tôi muốn nộp thuế Shopee , đa số các chi cục bây giờ đều có cán bộ chuyên trách được phân công cho riêng mảng này rồi . Qua 1 cửa hỏi họ sẽ hướng dẫn cho tận tình. Nếu mình tự giác kê khai thì sẽ không bị xử phạt hành chính nữa. “ Khoản 32, Điều 1 Luật số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế quy định: Người nộp thuế khai sai dẫn đến làm thiếu số tiền phải nộp nếu tự giác khắc phục hậu quả bằng cách nộp đủ số tiền thuế phải nộp trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện thì phải nộp tiền chậm nộp, nhưng không bị xử phạt vi phạm thủ tục hành chính thuế, thiếu thuế, trốn thuế…”

Các khoản thuế / phí / phạt mà shop phải nộp:

  • 1% thuế VAT + 0,5% thuế TNCN – số tiền này tính dựa trên doanh thu bán hàng của bạn trên Shopee (theo 1 số thông tin được các bạn đã đi nộp về nói lại thì người ta tính dựa trên số tiền Shopee trả vào ví của bạn. Tức là số này đã trừ các loại phí mà Shopee thu của shop)
  • Tiền phạt hành chính : Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, có phát sinh số thuế phải nộp và người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế, quy định tại khoản 11 Điều 143 Luật Quản lý thuế => Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng
  • Tiền nộp chậm : Đối với khoản tiền thuế nợ phát sinh từ ngày 01/7/2016 thì tiền chậm nộp được tính theo mức 0,03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp.

Bán lỗ thì có phải nộp thuế?

Nếu bạn là công ty , doanh thu bán trên Shopee bạn đã kê khai nộp thuế VAT đầy đủ , và công ty bạn đã kê khai chi phí có đủ hồ sơ chứng từ chứng minh chi phí hợp lý hợp lệ được cơ quan thuế chấp nhận và tính ra bị lỗ thì không phải nộp thuế TNDN.

Nếu bạn là cá nhân không ĐKKD hoặc hộ KD thì lỗ hay lãi vẫn phải nộp 1.5% .

Có cần phải nộp thuế 2021 – 2022 không?

Có . Nhưng hiện tại TCT chỉ có dữ liệu 2020. Shop nên chủ động kê khai nộp thuế cho các năm sau sớm để tránh bị phạt thêm. Vì sau khi đã có biên bản xử lý vi phạm hành chính về thuế rồi , mà lại tiếp tục vi phạm thì bị gọi là tái phạm rồi và đây là tình tiết tăng nặng và sẽ bị xử nặng hơn.

6. Sàn TMĐT phải cung cấp thông tin gì cho cơ quan thuế?

Đọc thêm thông tin về việc sàn TMĐT phải cung cấp thông tin tại Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế. Theo đó, bổ sung thêm đối tượng phải thực hiện cung cấp thông tin của tổ chức, cá nhân liên quan cho cơ quan thuế như sau:

Chủ sàn thương mại điện tử phải cung cấp doanh thu, thông tin người bán hàng cho cơ quan thuế: Khoản 7 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP bổ sung khoản 8 Điều 27 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, cụ thể tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là chủ sở hữu sàn thương mại điện tử có trách nhiệm cung cấp đầy đủ, chính xác và đúng hạn theo quy định cho cơ quan thuế thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân có tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử bao gồm:

– Tên người bán hàng;
– Mã số thuế hoặc số định danh cá nhân hoặc chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu;
– Địa chỉ;
– Số điện thoại liên lạc;
– Doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn.

Lưu ý: Việc cung cấp thông tin được thực hiện định kỳ hằng quý chậm nhất vào ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau, bằng phương thức điện tử, qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế theo định dạng dữ liệu do Tổng cục Thuế công bố.

thong nao ve thue san tmdt danh cho nguoi ban chi tiet tu a z

7. Nếu có công ty mà lại để tên cá nhân nhận doanh thu từ sàn thì sao?

Bạn có 2 lựa chọn :

  • Thứ 1: Khai là công ty ủy quyền cho cá nhân nhận doanh thu của sàn. Cam kết + chứng minh cá nhân đã nộp doanh thu về công ty, công ty đã kê khai nộp thuế cho phần doanh thu trên sàn đó rồi thì sẽ không phải nộp thêm. Còn nếu công ty chưa hề kê khai và nộp doanh thu trên sàn thì bạn phải nộp VAT + TNDN theo quy định dành cho công ty chứ không phải cho cá nhân . VAT – từ 0 – 10% tùy ngành, TNDN 20% .
  • Thứ 2: Khai là chưa đăng ký kinh doanh : Bị phạt hành chính + truy thu theo diện cá nhân 1.5% doanh thu + bị yêu cầu buộc đkkd

Vậy một người có nhiều shop có doanh thu đều dưới 100M thì có phải nộp thuế?

Nếu 1 cá nhân khai CMTND + TKNH vào nhiều shop khác nhau thì sẽ cộng tất cả lại và xét doanh thu từng năm của tất cả các shop lại để tính thuế.
Còn nếu như các shop có người đại diện khác nhau thì tính độc lập từng shop.

8. Đã nộp thuế khoán rồi có phải nộp nữa không?

Nếu như tổng doanh thu trên sàn không cao hơn mức doanh thu khoán mà bạn đã đăng ký với cơ quan thuế thì không phải nộp nữa. Còn nếu tổng doanh thu sàn cao hơn mức bạn đã đăng ký thì phải nộp phần chênh lệch .

9. Xóa shop, xóa TKNH rồi có phải đóng thuế?

Nếu bị gọi vẫn phải đóng như thường. Bạn khóa hay xóa là bạn không vào được hệ thống thôi. Chứ dữ liệu sàn và bank đều lưu trữ đầy đủ không xóa dòng nào cả. Nó chỉ chuyển thành 1 trạng thái như kiểu đóng băng thôi .Nếu được cơ quan điều tra yêu cầu vẫn trích xuất ra bình thường .

10. Hồ sơ khai thuế gồm những gì?

Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai:

Hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai quy định tại điểm 8.2 Phụ lục I – Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:
a) Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Phụ lục Bảng kê hoạt động kinh doanh trong kỳ của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai) theo mẫu số 01-2/BK-HĐKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai nếu có căn cứ xác định được doanh thu theo xác nhận của cơ quan chức năng thì không phải nộp Phụ lục Bảng kê mẫu số 01-2/BK-HĐKD ban hành kèm theo thông tư này.

Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh:

Hồ sơ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh quy định tại điểm 8.3 Phụ lục I – Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ, cụ thể như sau:
a) Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Các tài liệu kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh gồm:
– Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ;
– Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
– Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất;…

Đối với hộ khoán:

Hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán theo quy định tại điểm 8.1 Phụ lục I – Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ là Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Trường hợp hộ khoán sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp, bán lẻ theo từng lần phát sinh, khi khai thuế đối với doanh thu trên hóa đơn lẻ thì hộ khoán khai thuế theo từng lần phát sinh và sử dụng Tờ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này đồng thời xuất trình, nộp kèm theo hồ sơ khai thuế các tài liệu sau:
– Bản sao hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng ngành nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán;
– Bản sao biên bản nghiệm thu, thanh lý hợp đồng;
– Bản sao tài liệu chứng minh nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa, dịch vụ như: Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; Bảng kê hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Hóa đơn của người bán hàng giao cho nếu là hàng hóa nhập khẩu mua của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để chứng minh nếu là hàng hóa do cá nhân tự sản xuất, cung cấp;…

11. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế/nộp thuế hoạt động thương mại điện tử cụ thể như thế nào?

Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai:

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai quy định tại khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý thuế, cụ thể như sau:
a) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.
b) Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai theo quý chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu quý tiếp theo liền kề quý phát sinh nghĩa vụ thuế.
Thời hạn nộp thuế

– Thời hạn nộp thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế, cụ thể: Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh:

– Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh quy định tại khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế chậm nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
– Thời hạn nộp thuế
Thời hạn nộp thuế của cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế, cụ thể: Thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

Đối với hộ khoán:

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với hộ khoán chậm nhất là ngày 15 tháng 12 năm trước liền kề năm tính thuế.
Căn cứ Thông báo nộp tiền, hộ khoán nộp tiền thuế GTGT, thuế TNCN theo thời hạn trên Thông báo nộp tiền mẫu số 01/TB-CNKD ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

12. Nơi tiếp nhận hồ sơ kê khai thuế?

Người bán hàng trên sàn TMĐT có thể nộp thuế trực tiếp tại Chi cục thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân phát sinh hoạt động kinh doanh hoặc ở nơi cư trú tùy các trường hợp được quy định rõ trong Nghị định.

Tài liệu về Tài chính và Thuế cho KDOL

Download